Minh họa sách cho thiếu nhi được thực hiện như thế nào

Đánh giá cho dịch vụ này

Jane Massey là họa sĩ minh họa chuyên nghiệp. Cô sống và làm việc tại Hove ở bờ Nam vương quốc Anh. Cô đã tốt nghiệp ngành đồ họa tại đại học Kingston, sau đó làm việc cho nhiều công ty thiết kế ở London và Hồng Kông trước khi tập trung vào mảng tranh minh họa.

 

Jane Massey họa sĩ minh họa

 

Cô đã minh họa nhiều sách thiếu nhi cho các nhà xuất bản Random House, Puffin Books, Campbell Books, Scholastic, Penguin, Lion Publishing…với nhiều tác phẩm thuộc nhiều phong cách và chất liệu khác nhau. Dưới đây là chia sẻ của cô về quá trình minh họa cho cuốn sách thiếu nhi Hiệp sĩ thời gian. Tuy mỗi nghệ sĩ đều có cách thực hiện dự án của riêng mình, nhưng những chia sẻ của cô rất đáng để tham khảo để có những minh họa sách hiệu quả.

 

 

“Khi Random House tiếp cận tôi để yêu cầu minh họa cho tác phẩm Hiệp sĩ thời gian ( Knight Time) của tác giả Jane Clarke, đó thực sự là một thách thức trong việc mô tả hai nhân vật chính: Hiệp sĩ tí hon ( Little Knight ) và Chú Rồng nhỏ ( Little Dragon ).

 

Nguồn cảm hứng đến với tôi khá nhanh chóng. “Hiệp sĩ tí hon” sẽ dựa trên chính con trai mình. Khi tôi minh họa cho những nhân vật động vật tôi sẽ nhân hóa chúng từ biểu cảm đến hành động. Tôi đã hơi nản lòng bởi những cảnh ban đêm vì tôi chưa giải quyết bất cứ điểu gì như thế này trước đây.

 

Về “Hiệp sĩ thời gian”, tôi phải có sự cân nhắc cẩn thận vì nó nhằm vào đối tượng là thiếu nhi nên tôi cố tình minh họa các nhân vật và cảnh vật không quá ma quái” – Jane chia sẻ khi ngay lần đầu nhận được dự án.

 

cách minh học sách thiếu nhi Knight time

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

 Một số hình ảnh trong Hiệp  sĩ thời gian

 

 

minh họa sách thiếu nhi Hiệp sĩ thời gian Designs.vn

 

Sau đây Jane sẽ cho chúng ta thấy các bước để hoàn thành việc minh họa sách của mình.

 

 

1.  Ý tưởng phát họa nhân vật

 

Dự án được bắt đầu khi Nhà xuất bản dành cho thiếu nhi Random House đến tìm tôi với bản thảo “Hiệp sĩ thời gian” của tác giả Jane Clarke và hỏi tôi có muốn làm việc trên một số bản thảo cho hai nhân vật chình, “Hiệp sĩ tí hon” và “Chù Rồng nhỏ” hay không. Tôi thấy rằng, giải pháp tối ưu nhất là phát triển ra những nhân vật này hoàn toàn mới, vì vậy tôi bắt đầu bằng việc phác họa từ một phần văn bản miêu tả đặc trưng cho nhận vật “Chú Rồng nhỏ”. Tôi cũng có một cái nhìn ban đầu từ văn bản cho nhân vật “ Hiệp sĩ Tí hon”, đặt cậu bé trong khung cảnh rừng rậm và cho ra những bản phát thảo màu có kích thước nhỏ.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Phác họa nhân vật Chú rồng nhỏ

 

 

2.  Chuẩn bị một mẫu màu

 

“Hiệp sĩ thời gian” là cuốn sách ảnh đầu tiên của tôi cho Random House và nó rất khác so với những dự án mà tôi đã từng làm trước đó, vì vậy nhà xuất bản yêu cầu tôi làm một bảng mẫu màu trước khi nhận dự án. Điều này khá phổ biến đối với họa sỹ mới. Tôi cũng không hài lòng lắm với nỗ lực đầu tiên  của tôi với cảnh rừng – màu sắc quá tối tăm và tôi cảm thấy quá sức. Tôi đã làm lại mẫu thứ hai vừa ý hơn, và một khi Random House đã chấp nhận điểu này, công việc có vẻ khả quan hơn!

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Lựa chọn màu ưng ý cho nhân vật và khung cảnh cũng là một việc không đơn giản

 

 

3.  Hiểu biết ngắn gọn yêu cầu dự án

 

Nhà sản xuất sẽ cung cấp cho tôi một bản tóm tắt tác phẩm bằng văn bản có nội dung và dây chuyền của cả câu truyện một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất.

 

Một số văn bản có thể tự giải thích nhưng thường nó khá khó khăn để hiểu được bằng cách đọc văn bản, bởi vậy các hình minh họa cũng giúp kể câu chuyện. Nhà xuất bản sẽ quyết đinh thể hiện văn bản cả trang, một phần kèm minh họa, toàn bộ là tranh minh họa, hai hỉnh ảnh minh họa riêng biệt hoặc một loạt những chi tiết minh họa nhỏ.

 

Ở giai đoạn này, các nhà xuất bản cũng cung cấp đầy đủ kích thước hướng dẫn với vị trí đặt các văn bản, giúp tôi hình dung xem không gian trên mỗi trang như thế nào. Bảng tóm tắt chủ yếu để hướng dẫn và có thể thay đổi sao cho các văn bản  phù hợp với các hình minh họa.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Hiểu yêu cầu dự án để phối hợp tốt văn bản và hình minh họa

 

 

4.  Hãy phác thảo hình ảnh dạng thu gọn

 

Nhiều họa sĩ bắt đầu bằng cách cho ra những hình minh họa dạng thu gọn để bố cục tổng thể, điều này giúp họ có cái nhìn tổng quát toàn bộ nội dung và dây chuyền của cả tác phẩm. Nhưng tôi thường bắt đầu phác thảo thô ở khổ A4 – bằng một nửa kích thước trên tác phẩm thực. Tôi cảm thấy đây là kích thước mà tôi có thể quản lý bao quát các chi tiết mà không tốn quá nhiều thời gian. Ngoài ra, làm việc trên khổ A4 còn giúp tôi quét và gừi mail bản phác thảo một cách dễ dàng.

 

phác họa thu gọn cho minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Chọn kích thước phác thảo tiện dụng cho mình và khách hàng

 

 

5.Tinh chỉnh lại các nhân vật

 

Tôi bố cục các nhận vật của mình lên giấy, điều này giúp tôi dễ theo dõi các bản vẽ hơn. Tôi cũng có thể quét các bản thảo rồi đưa lên máy tính xem lại một lần nữa.

 

Với từng giai đoạn phác thảo, tôi tinh chỉnh cho đến khi các nhân vật trở nên quen thuộc với tôi. Tôi ít khi sử dụng tài liệu nghiên cứu trực tiếp, bởi tôi thấy rằng nếu tôi nghiên cứu một bức ảnh cho một tư thế nhất định, các minh họa của tôi sẽ trở nên rất khô khan.

 

6. Xem xét đối tượng

 

Phác thảo đầu tiên là tốn công nhiều nhất, có quá nhiều điều để bạn cân nhắc: các thành phần, vị trí, các tư thế và biểu cảm của nhân vật, đạo cụ, …Tôi bắt đầu bằng cách nghĩ về môi trường của các nhân vật, và cũng nên xem xét các nhân vật phụ – trong trường hợp này là tất cả các sinh vật rừng.

 

Với các chi tiết tôi cố gắng tìm một sự cân bằng giữa việc xác thực thời gian của câu chuyện nhưng cũng sẽ có những yếu tố có liên quan và quen thuộc với trẻ em ngày nay. Ví dụ, trong “Hiệp sĩ thời gian”, tôi đã khai thác  hình ảnh đặc trưng đáng yêu của nhân vật, tuy ma quái nhưng không đáng sợ.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

 

7. Thảo luận những phản hồi

 

Khi tôi hài lòng với bản nháp đầu, tôi sẽ gửi thư điện tử cho khách hàng. Sau đó, họ đặt chúng vào khung và thêm văn bản rồi họ sẽ chuyển qua cho tác giả một bản. Khi nhà xuất bản và tác giả thống nhất vể những thay đổi mà họ cho là cần thiết, họ sẽ gửi phản hồi lại cho tôi môt bản tóm tắt về những điều cần chỉnh sửa, lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của phác thảo.

 

Bảng tóm tắt này là bố cục bản thảo có kích thước nhỏ được phân loại với những dòng ghi chú ngắn. Những thay đổi bao gồm di chuyển hoặc loại bỏ chi tiết thừa cho không gian văn bản nhiều hơn, hoặc tác giả muốn tôi bổ sung thêm chi tiết.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Các phản hồi được ghi gọn gàng bên trái phác họa thu gọn.

 

 

8.Kiểm tra mức độ liền mạch

 

Với những quyết định thay đổi trên, tôi phải vẽ lại tất cả các bố cục. Đây là một thời điểm tốt để tinh chỉnh các nhân vật và kiểm tra độ liền lạc. Ăn khớp nhau là một trong những thử thách lớn nhất khi minh họa một cuốn sách ảnh. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất là đảm bảo rằng các đặc tính hoặc tỷ lệ của một nhân vật không thay đổi ở mọi góc độ.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

 

9. Chuẩn bị đồ lại các bản thảo

 

Khi tôi hài lòng cho những thay đổi ở giai đoạn này, tôi sẽ gửi thư điện tử cho khách hàng và họ đặt chúng với văn bản. Giai đoạn này thường ít chỉnh sửa, tôi sao chụp tất cả các bản phác thảo với kích thước cần thiết  cho tác phẩm cuối cùng và tiến hành đồ lạị cho chỉnh chu hơn. Tôi đánh dấu bằng một “keyline” tại sẽ được cắt ra ở giai đoạn in ấn và sau đó là một “keyline” thứ hai cách “keyline” thứ nhất 10mm, được gọi là “tràn lề” – cho phép những sai lầm khi cắt. Tôi sao chép ra một bản có kích thước đầy đủ của bản thào  và gửi chúng cho khách hàng duyệt.

 

tutorial cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

 

10. Lên màu

 

Khi bản thảo cuối cùng được duyệt, tôi sẽ hoàn tất bằng cách lên màu. Tôi thường sử dụng màu nước trong và say đó nhấn lại bằng bút chì màu.

 

lên màu- cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

lên màu- cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn 2

 

lên màu- cách minh họa sách thiếu nhi Designs.vn

 

Jane Massey chọn cách lên màu bằng màu nước chứ không scan và tô màu trên máy

 

 

Cuối cùng, khi khách hàng hài lòng vời bản lên màu này, họ sẽ tiến hành làm thử một phiên bản mẫu trước khi sản xuất hàng loạt. Thông thường, họ cũng sẽ gửi cho tôi một bản để xem xét có thay đổi gì không trước khi in ấn, nhưng tôi thường không thay đổi bất cứ gì ở giai đoạn này.

 

 

Trên đây, nữ họa sỹ minh họa Jane Massey đã cho chúng ta thấy quá trình thực hiện việc minh họa sách dành cho thiếu nhi như thế nào. Ở đây, chúng ta mới đề cập đến quy trình từ cuộc trò chuyện ban đầu đến khi cho ra tác phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, có nhiều bước để đạt đến thành công trong việc minh họa sách hơn là các bạn nghĩ. Kỳ tới, mời các bạn đón đọc bài tiếp theo với những lời khuyên hữu ích trong việc nâng cao kỹ năng minh họa sách.

 

Bài viết gốc trên Designs.vn

liên hệ đặt hàng thi công / sản xuất

Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng sản xuất in ấn / thi công bảng hiệu quảng cáo vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những phương tiện sau:

Hotline: 0878711177 | Zalo: 0878711177
Email: baogia@nbrand.co (quảng cáo) | baogia@kontum.in (in ấn)
Website: https://kontum.in | https://nbrand.co

Chi nhánh Công ty cổ phần nBrand - Kon Tum
Địa chỉ: 65 Đống Đa, Thắng Lợi, Kon Tum
VPDG: 13 Trương Quang Trọng, Quyết Thắng, Kon Tum

Tham gia cùng chúng tôi

Bạn đam mê lĩnh vực Quảng cáo & In ấn? Bạn có muốn làm việc trong Môi trường trẻ trung - năng động - sáng tạo, không bị giới hạn bản thân?

Xem tất cả các vị trí đang tuyển dụng