Biểu trưng của Google và cuộc tranh luận về thiết kế chính xác

Quay trở lại tháng 9 năm 2015, Google tạm biệt biểu trưng chữ G ở kiểu chữ serif đã trở nên quen thuộc trong nhiều năm để sử dụng một chữ G mới dùng kiểu chữ chunkier, sans-serif trên tất cả các sản phẩm của hãng. Mặc dù việc thay đổi biểu trưng này không gây xáo trộn quá nhiều với người sử dụng nhưng lại tạo ra những cuộc tranh luận giữa những người thiết kế và nhà phê bình bàn phím trên mạng xã hội Reddit.

Bieu-trung-cua-Google-va-cuoc-tranh-luan-ve-thiet-ke-chinh-xac-1

Cuộc thảo luận được bắt đầu bởi một hình ảnh minh họa những ngớ ngẩn về mặt toán học đằng sau hình dạng và màu sắc trên chữ G mới của người dùng Reddit có tên là A_freakin_t-rex. Và trong khi A_freakin_t-rex tuyên bố anh ấy không phải là người tạo ra hình ảnh (anh ấy cũng chỉ sử dụng một chút tín dụng để tăng lượng người dùng trên Reddit tương tác), một câu hỏi được đặt ra là liệu những nhà thiết kế khác có gặp vấn đề tương tự như thế này trong các thiết kế mà họ đã làm?

Nhưng mọi người đều có thể nhận thấy nó dễ dàng và màu sắc được sử dụng là những màu đặc trưng của Google. Vậy vấn đề với biểu trưng này là gì? Nếu bạn kĩ tính, bạn sẽ nhận ra ngay vấn đề: Liệu một thiết kế biểu trưng tuyệt vời – hay bất kỳ thiết kế nào khác – luôn luôn phải hoàn hảo về mặt hình học như những công thức toán của chúng ta?

Một cái nhìn sâu sắc hơn

Như bạn thấy trong các hình ảnh ở trên, ký tự ‘G’ không được tạo bởi hai hình tròn như lúc đầu chúng ta cảm nhận. Phần đường cong đi lên được dịch lùi vào tâm một chút ở cả hai đường tròn bên trong và bên ngoài. Đường phân định các khối màu trên chữ cũng không trở thành trục đối xứng của thiết kế mà bị đặt lệch đi.

Nhờ vào Lý thuyết lưới và các nguyên tắc như Tỉ lê vàng (Golden Ratio), chúng ta đã tạo ra những hướng dẫn chi tiết về cách bố trí các yếu tố trong hội họa để tạo ra sự hài hòa hình ảnh và giúp người xem hiểu được ý đồ của người thiết kế. Vấn đề là các hướng dẫn như thế này lại thường được những người phê bình xem như một chỉ dấu cho một bức ảnh hay bức tranh có chất lượng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào tuân thủ các hướng dẫn này cũng mang lại kết quả tốt. Đặc biệt trong các lĩnh vực nghệ thuật hướng đến các yếu tố siêu nhỏ như thiết kế chữ và biểu trưng.

Hiệu ứng quang học và việc đo lường trong thiết kế

Một phần quan trọng của thiết kế phông chữ liên quan đến việc quản lý mâu thuẫn giữa thực tế (thứ mắt bạn nhìn thấy) và hiệu ứng quang học (thứ bạn nghĩ mắt bạn nhìn thấy). Chữ ‘H’ của phông chữ Helvetica là một ví dụ. Nét ngang nằm lệch trên  so với trung tâm nhưng bạn sẽ thấy nó dường như là trung tâm. Đó là bởi vì với cùng một cỡ chữ, thì các đường ngang tạo ra cảm giác thị giác lớn hơn so với những đường thẳng đứng. Nếu bạn đặt nét ngang của Helvetica đúng vị trí toán học, nó sẽ bị lệch dưới khỏi ở vị trí trung tâm. Do đó nhiều phông chữ đã được điều chỉnh lại bằng thị giác để tăng vẻ chính xác với người đọc. Nguyên lý này cũng được áp dụng khi căn chỉnh khoảng cách giữa các từ trước khi in (kerning).

Bieu-trung-cua-Google-va-cuoc-tranh-luan-ve-thiet-ke-chinh-xac-4

Bản thân Google cũng đã giải thích điều này trong bài viết  Sự biến đổi Nhận dạng của Google: “Google G có nguồn gốc trực tiếp từ chữ cái “G”, nhưng đã được tăng kích thước để tạo cảm giác vươn lên ở những vị trí mà với cỡ chữ nhỏ nó cần chia sẻ không gian với các yếu tố khác. Được thiết kế trên cùng một lưới như biểu tượng sản phẩm khác của chúng tôi, những đường cong tròn đã được điều chỉnh bằng hiệu ứng quang học để ngăn chặn sự “overbite” (sự chồng lấn) trực quan tại vị trí những đường cong tròn tiếp xúc với với thanh ngang. Các màu sắc cũng được căn chỉnh theo tỉ lệ thích hợp và được sắp xếp sao cho hỗ trợ chuyển động của mắt người khi nhìn”.

Để minh họa cho vấn đề này, người dùng maxt0r đã tạo ra một biểu tượng ‘G’ mới  với đúng theo những tiêu chuẩn hình học. Kết quả chúng ta có một biểu tượng khác nhau kém tinh tế hơn khi tạo ra cảm giác về một hình bị lệch sang phải. Dù vậy, nhiều người dùng khác cho rằng biểu tượng này lại có nhiều cá tính hơn.

Bieu-trung-cua-Google-va-cuoc-tranh-luan-ve-thiet-ke-chinh-xac-2

Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên việc thay đổi biểu trưng của một thương hiệu toàn cầu lại làm dấy lên những cuộc tranh luận về “thiết kế chính xác”. Trở lại năm 2012, Twitter đã giới thiệu một logo mới dựa hoàn toàn vào các vòng tròn có kích thước khác nhau để tạo hình một chú chim đang bay lên.

Bieu-trung-cua-Google-va-cuoc-tranh-luan-ve-thiet-ke-chinh-xac-3

Bài viết gốc trên Designs.vn

liên hệ đặt hàng thi công / sản xuất

Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng sản xuất in ấn / thi công bảng hiệu quảng cáo vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những phương tiện sau:

Hotline: 0878711177 | Zalo: 0878711177
Email: baogia@nbrand.co (quảng cáo) | baogia@kontum.in (in ấn)
Website: https://kontum.in | https://nbrand.co

Chi nhánh Công ty cổ phần nBrand - Kon Tum
Địa chỉ: 65 Đống Đa, Thắng Lợi, Kon Tum
VPDG: 13 Trương Quang Trọng, Quyết Thắng, Kon Tum

Tham gia cùng chúng tôi

Bạn đam mê lĩnh vực Quảng cáo & In ấn? Bạn có muốn làm việc trong Môi trường trẻ trung - năng động - sáng tạo, không bị giới hạn bản thân?

Xem tất cả các vị trí đang tuyển dụng