7 bí mật đằng sau logo các hãng thực phẩm nổi tiếng

Đánh giá cho dịch vụ này

Morton Salt

 

Morton Salt  là một công ty lớn chuyên sản xuất muối ăn. Công ty bắt đầu từ một công ty bán hàng nhỏ tên Midwestern vào năm 1848. Đến năm 1889  Joy Morton đã thu mua lại công ty này, và trong năm 1910 ông đổi tên công ty thành Morton Salt.

 

 

Biểu tượng vẽ tay “Morton Salt Girl “( tạm dich là Cô gái muối Morton ) hay còn được gọi là “Umbrella Girl “( Cô gái ô) được ra mắt vào năm 1914, là hình ảnh một cô gái trẻ đang đi bộ trong mưa với một chiếc dù đang mở cùng những rải muối đằng sau đang rơi ra từ một chiếc hộp hình trụ chứa muối ăn, và đây chính là một trong mười biểu tượng nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Các biểu tượng này được sử dụng như là một phần trong một loạt các quảng cáo của Good Housekeeping. Morton Salt  không giống những sản phẩm muối thông thường bạn sử dụng hàng ngày trước đây, sản phâm rmuoois của công ty này không bao giờ bị vón cục kể cả vào những ngày mưa lúc thời tiết ẩm ướt nhất. Công ty đã bổ sung magnesium carbonate như một tác nhân hấp thụ để đảm bảo rằng muối của họ luôn luôn mịn và khong bị vón, đây cũng chính là ngụ ý mà công ty muốn truyền đạt trên biểu tượng thương hiệu.

 

 

Lúc đầu, các công ty quảng cáo đã gợi ý sologan cho công ty là “Even in rainy weather, it flows freely” là phương châm của công ty. Nhưng Morton cảm thấy rằng nó quá dài, và phương châm đã được thay đổi thành “When it Rains it Pours” để ngắn gọn và thu hút hơn.

 

 

Heinz  57 varieties

 

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tương cà chua Heinz  lại mang nhãn hiệu là  “57 varieties””?

 

 

 

 

Vào năm 1986 khi đang đi trên một chuyến tàu tại thành phố New York,  Henry John Heinz đã chú ý đến một quảng cáo là “21 styles of shoes ” của một cửa hàng giày lớn. Ông đã nghĩ rằng đó là một cách thông minh để quảng cáo số lượng lớn các các loại thực phẩm đóng hộp và đóng chai mà công ty của ông đang bán. Sau đó, ông đã lấy cảm hứng từ quảng cáo này và đặt tên cho thương hiệu của mình, trong đó ông đã ghép “5” (là con số may mắn của mình) và “7” (con số may mắn của vợ) để có được “57 varieties”.

 

 

Con số đó thực sự đã mang lại may mắn ông, bởi giờ đây công ty HJ Heinz đã phát triển thành một người khổng lồ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Công ty hiện đang bán hơn 5.700 giống cây trồng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

 

Jolly Green Giant

 

 

Năm 1925, Công ty Canning Valley Minnesota muốn gia nhập và phát triển hơn trong thị trường đậu đóng hộp (một loại đậu Hà Lan có kích thước đặc biệt lớn so với thực tế). Do đó, họ đã sử dụng hình ảnh một linh vật có bề ngoài khác thường và hơi đáng sợ: một người lùn với gương mặt xám xịt gắt gỏng, ăn mặc xuề xòa với chất liệu da gấu, khom lưng và cau có. Khi nhìn vào hình ảnh của sản phẩm người mua có cảm giác như linh vật đó đang bắt họ phải mua sản phẩm thay vì đó là quyền của họ.

 

 

Vì vậy, công ty đã thuê một công ty quảng cáo nhằm cải tạo lại hình ảnh của linh vật. Một người đàn ông trẻ tuổi tên là Leo Burnett (người sau này đã trở thành một huyền thoại trong ngành quảng cáo) đã được giao nhiệm vụ thiết kế lại hình ảnh linh vật và ông đã tân trang nó thành một người khổng lồ xanh mỉm cười mặc một chiếc áo thiếu vải, vòng hoa và giầy làm từ lá. Ông cũng đã thêm từ “Jolly” vào tên của người khổng lồ Green.

 

Jolly Green Giant là một quảng cáo thành công trong năm 1950, và công ty đã đổi tên thành Green Giant.

 

 

Quảng cáo thương mại trên truyền hình đầu tiên của công ty vào năm 1953 nổi bật với việc linh vật Jolly Green Giant xuất hiện với hình tượng như một con rối trong một bộ phim hoạt hình được dựng bằng kỹ thuật stop-motion, trong phim linh vật Jolly Green đang di chuyển trên các vùng đồi và nói “fo fum fi fe”.  Nhưng họ đã không lường được rằng hình ảnh người khổng xanh trong đoạn phim quá đáng sợ đối với trẻ em. Không cần phải nói, họ đã phải dừng và không tiếp tục quảng cáo nó nữa …

 

 

Trong năm 1978, thị trấn của Blue Earth, Minnesota đã đặt một bức tượng cao 55 foot (xấp xỉ 17 m) hình Jolly Green Giant để chào đón các du khách đến nhà máy Blue Earth Green Giant tại địa phương. Mỗi dịp Giáng sinh, người dân thị trấn đặt một chiếc khăn màu đỏ xung quanh cổ của nó, vì vậy tượng sẽ không bị lạnh!

 

 

La Vache qui Rit 

Vào cuối Thế chiến I, một người thợ làm pho mát người Pháp tên là Léon Bel còn sót lại rất nhiều pho mát Comté, Gruyere và  Emmental và ông đã quyết định làm tan chảy chúng nhằm tạo ra một loại pho mát mới.

 

 

Năm 1921, Bel thấy một chiếc xe tải chở thịt có cái tên “Wachkyrie” được đặt dựa trên tên của các tiểu nữ thần trong thần thoại Bắc Âu là “Valkyrie” và ông đã nghĩ rằng nó sẽ là một cái tên hay cho phô mai của mình. Vad cái tên được ra đời bằng cách chơi chữ trong tiếng Pháp là La Vache qui Rit (“Con bò cười”). Bel đã nhờ Benjamin Rabier (người sau này đã trở thành một nghệ sĩ phim hoạt hình nổi tiếng)  để vẽ biểu tượng con bò cười cho sản phẩm của mình.

 

Bản gốc La Vache qui Rit không cười. Nó cũng không phải là màu đỏ và nó cũng không đeo bông tai pho mát nhỏ. Nếu bạn nhìn kỹ vào chiếc khuyên tai của con bò, bạn sẽ nhận thấy rằng nó thực sự là một sản phẩm của pho mát La Vache Qui Rit với hình ảnh con bò màu đỏ trên đó. 

 

Nhưng tại sao lại là hình con bò cười? (Trên thực tế, đó chính là phương châm của cheese và đó cũng có thể là đại diện cho sự vui nhộn, thoải mái và hài lòng mà thương hiệu muốn mang lại cho khách hàng từ sản phẩm của mình). Hiện công ty đã có mặt trên 90 quốc gia, và là một trong những thương hiệu pho mát đứng đầu thế giới. 

 

 

Aunt Jemima 

 

Năm 1889, Chris Rutt và Charles Underwood đã phát triển một loại bột trộn sẵn để làm bánh kếp. Và tất cả điều họ cần sau khi hoàn thành công thức là một cái tên. Một buổi tối, Rutt nghe được một bài hát có tên là  “Old Aunt Jemima” được thể hiện bởi một nghệ sĩ tạp kỹ người da đen trong chiếc tạp dề và cuốn khăn trùm đầu.  Và “Công ty sản xuất Dì Jemima” đã ra đời từ đó.

 

 

Một năm sau đó, bộ đôi này đã bán doanh nghiệp của mình cho doanh nhân  RT Davis, người đã đưa dì Jemima vào cuộc sống thực (theo nghĩa đen) bằng cách thuê Nancy Green, một cựu nô lệ người da đen. Nancy Green đã vào vai Dì Jemima trong 30 năm cho đến khi bà qua đời vào năm 1923. Chiến dịch quảng cáo của  Davis thành công đến nỗi mọi người đều nghĩ rằng Dì Jemima thực sự là một đầu bếp thực miền Nam, người nghĩ ra các công thức bánh trộn. Kể từ đó, đã có sáu người phụ nữ đã đóng vai người đầu bếp vui tính này. 

 

Trong cuốn sách  “Dì Jemima, Bác Ben, và Rastus”  của tác giả Marilyn Kern-Foxworth đã gọi Dì Jemima là “người phụ nữ bị đánh đập nhiều nhất ở Mỹ”  và các vai diễn của nhân vật này  đã phản ánh sự thay đổi của xã hội nươc Mỹ trong những năm qua. Trong những năm 1950, những người phụ nữ da đen “Mammy” trong chiêc khăn trùm đầu bị chỉ trích như là một vai diễn đã lỗi thời và tiêu cực của người phụ nữ Mỹ gốc Phi. Kết quả là, Công ty thực phẩm Quaker Oats (đã mua lại công ty và thương hiệu này vào năm 1926) đã phải sửa đổi để hiện đại hóa hình ảnh của dì Jemima cho kỷ niệm lần thứ 100. Công ty chuyển đổi hình ảnh Dì Jemims thành một người phụ nữ trẻ tuổi và thon thả hơn, cách ăn mặc sang trọng với bông tai ngọc trai và không có khăn trùm đầu. Tuy nhiên, nụ cười ấm áp và tươi sáng vẫn được giữ lại nguyên vẹn.

 

 

Quaker Oats

 

Năm 1877, Henry D. Seymour và William Heston đã  thành lập một nhà máy ở Ravenna, Ohio và đặt tên cho nó là Mill Quaker. Có nhiều câu chuyện mâu thuẫn đằng sau cái tên này. Một truyền thuyết kể rằng Seymour đã chọn tên sau khi đọc một trích đoạn trong bách khoa toàn thư về Quakers:

 

“Cái tên được lựa chọn khi đối tác Henry Seymour của Quaker Mill thấy một bài viết trên bách khoa toàn thư về Quakers và quyết định rằng những phẩm chất mô tả như liêm chính, trung thực, ngay thẳng. Hoàn toàn nêu rõ được tính chất và thích hợp cho sản phẩm bột yến mạch của công ty của ông” .

 

Một câu chuyện khác nói rằng Heston đang đi bộ trên đường phố Cincinnati và đã nhìn thấy hình ảnh của William Penn, người sáng lập của Pennsylvania và là một Quaker nổi tiếng.  Một năm sau đó công ty đã đăng ký nhãn hiệu Quaker Man, được mô tả là “Nhân vật người đàn ông trong trang phục Quaker.” Đây cũng là công ty Mỹ đầu tiên đăng ký thương hiệu sản xuất  ngũ cốc ăn sáng.

 

  

Bản gốc Quaker Man 1877  là một bức tranh đầy hình dáng của một Quaker đang cầm một cuộn giấy ghi từ “tinh khiết”. Năm 1946, nhà thiết kế đồ họa Jim Nash tạo ra một bức chân dung đen trắng của Quaker Man mỉm cười và vào năm 1957 Haddon Sundblom đã vẽ lại một bức chân dung đầy màu sắc. Bản cập nhật mới nhất cho logo là vào năm 1972, khi Saul Bass tạo ra theo phong cách đồ họa được cách điệu và đã xuất hiện trên bao bì sản phẩm Quaker Oats cho đến ngày hôm nay.

 

 

Gerber Baby

Năm 1928, Frank Daniel Gerber và con trai của ông là Daniel Gerber Frank muốn quảng bá sản phẩm thức ăn trẻ em mới cho công ty Fremont Canning của họ. Công ty này đã từng là một cơ sở nhỏ chuyên đóng gói đậu Hà Lan, đậu và trái cây ở nông thôn Michigan. Daniel đã thuyết phục cha mình để sản xuất và bán thức ăn cho trẻ em (vào thời điểm đó, chuẩn bị thức ăn cho trẻ sơ sinh là một công việc buồn tẻ với việc phải nấu và nghiền thức ăn mất nhiều thời gian).

 

 

                                            1928                                                                                  1996                                             

 

 

Gerbers muốn có một khuôn mặt trẻ em làm hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm thức ăn trẻ em mới và họ đã tổ chức ra một cuộc thi vẽ. Trong số rất nhiều bản vẽ và các bức tranh (bao gồm cả một số bức tranh sơn dầu chân dung phức tạp của đứa trẻ). Trong số đó có một bản phác thảo bằng chất liệu than còn dang dở được vẽ bởi Dorothy Hope Smith đến từ Boston, Dorothy đã vẽ một đứa bé năm tháng tuổi với mái tóc bù xù và đôi mắt màu xanh tươi sáng và đây là hình mẫu từ một đứa con của người hàng xóm. Cô đã đề nghị sẽ hoàn thiện bức vẽ nếu cô thắng cuộc, nhưng ban giám khảo đã quyết định vẫn sử dụng bản vẽ còn dang dở đó. Gerber Baby đã trở nên phổ biến hơn một thập kỷ sau đó, và sau đó công ty đổi tên thành Công ty Sản phẩm Gerber.

 

 

Oh, vậy ai là đứa bé Gerberban đầu tiên là ai? Đứa trẻ ấy là  bà là Ann Turner Cook, một tác giả bí ẩn và là cựu giáo viên trường văn học Anh.

 

 

Kết 

 

Đằng sau mỗi logo luôn chứ đựng những câu chuyện thú vị về ý tưởng cũng những quá trình thiết kế đầy bất ngờ và bạn sẽ còn có thể bắt gặp nhiều hơn những bí mật ấn tượng khác trong thế giời thiết kế rộng lớn này. Vì vậy, mong rằng những thông tin mới mẻ về các logo thực phẩm nổi tiếng trên sẽ mang đến cho bạn những khám phá mới và những giờ phút thật vui vẻ.

 

Bài viết gốc trên Designs.vn

liên hệ đặt hàng thi công / sản xuất

Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng sản xuất in ấn / thi công bảng hiệu quảng cáo vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những phương tiện sau:

Hotline: 0878711177 | Zalo: 0878711177
Email: baogia@nbrand.co (quảng cáo) | baogia@kontum.in (in ấn)
Website: https://kontum.in | https://nbrand.co

Chi nhánh Công ty cổ phần nBrand - Kon Tum
Địa chỉ: 65 Đống Đa, Thắng Lợi, Kon Tum
VPDG: 13 Trương Quang Trọng, Quyết Thắng, Kon Tum

Tham gia cùng chúng tôi

Bạn đam mê lĩnh vực Quảng cáo & In ấn? Bạn có muốn làm việc trong Môi trường trẻ trung - năng động - sáng tạo, không bị giới hạn bản thân?

Xem tất cả các vị trí đang tuyển dụng